Việc chống thấm có bền với thời gian hay không phụ thuộc vào điều gì
Trong quá trình thi công các công trình xây dựng, ngoài những yếu tố về nguyên vật liệu và kỹ thuật, xử lý kết cấu sao cho bền vững thì một vấn đề quan trọng không kém cũng cần được quan tâm chính là quy trình chống thấm nước cho các bức tường. Điều này vô cùng cần thiết để giữ cho bức tường nhà được bền đẹp theo thời gian. Vậy những yếu tố cần thiết giúp việc chống thấm bền vững là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Lý do cần phải thực hiện việc chống thấm cho công trình xây dựng
Đầu tiên hãy nghĩ đến lợi ích lâu dài mà quy trình chống thấm đem lại. Nếu tường nhà không được chống thấm tốt, khi sử dụng lâu dài sẽ xuất hiện các vết ẩm mốc, loang lổ gây mất thẩm mỹ, và bạn sẽ phải tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc vào việc thi công, sơn sửa lại nhà cửa. Không những vậy quá trình sửa chữa kéo dài còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của gia đình bạn và những hộ xung quanh.
Chống thấm rất quan trọng cho công trình xây dựng
Ngoài ra, tình trạng ẩm ướt kéo dài còn gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu bên trong của công trình, làm giảm tuổi thọ ngôi nhà. Ẩm mốc còn khiến cho vi khuẩn và các loại nấm mốc có môi trường sinh sôi gây hại cho sức khỏe của những người sinh hoạt bên trong tòa nhà. Do đó khi tiến hành xây dựng, bạn phải đặc biệt chú trọng đến việc giảm bớt các rủi ro thiệt hại lâu dài đối với ngôi nhà của mình.
Những yếu tố cần thiết để quy trình chống thấm được lâu bền
Thời điểm thực hiện biện pháp chống thấm
Khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa nhiều cộng với nhiệt độ nóng ẩm quanh năm rất dễ khiến cho nhà cửa, đặc biệt là các bức tường xảy ra tình trạng thấm dột. Nhiều người vẫn cho rằng việc chống thấm nước chỉ cần thực hiện khi bắt đầu có dấu hiệu ẩm mốc, như thế sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai bởi vì một khi các vết loang xuất hiện chứng tỏ rằng tường nhà của bạn đã tích tụ một lượng nước mưa, nước rò rỉ từ đường ống trong một thời gian dài.
Khi ẩm mốc xuất hiện, cũng đồng nghĩa với việc tường nhà hoặc kết cấu hình thành ngôi nhà sẽ có nguy cơ hoặc đã bị mục ẩm, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan và độ bền chắc của tổng thể công trình xây dựng. Do đó việc cần thiết phải làm là thực hiện chống thấm ngay trong quá trình tòa nhà được xây dựng.
Chống thấm khi xuất hiện các dấu hiệu ẩm mốc
Vị trí thực hiện quy trình chống thấm
Bạn cần kiểm tra kỹ khe hở và thực hiện chống thấm nước tại các vị trí dễ tiếp xúc với nước, đặc biệt là vào mùa mưa bão như chân tường, mái nhà, bồn rửa chén, nhà vệ sinh... Nếu không có biện pháp kịp thời và hiệu quả, nước sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào các khe nứt hoặc chân tường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Có nhiều cách chống thấm tường khác nhau và sẽ tùy thuộc vào thiết kế của công trình. Bạn có thể thảo luận với kỹ sư hoặc chủ thầu chịu trách nhiệm giám sát thi công chính để tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho thiết kế cấu tạo lớp chống thấm, mái che, ống thoát nước để lượng nước thoát ra được nhanh nhất có thể.
Vật liệu chống thấm tốt
Đối với các khu vực tiếp xúc nhiều với nước như nhà vệ sinh, sàn mái, sân thượng, các vật liệu chống thấm thường có Maxbond 1211 cho sàn mái có ốp lát, Greenseal Polydek cho sàn mái lộ thiên và tường, Greenseal Flexi 201 chống thấm cho sàn mái có ốp lát...
Với các khu vực như tường trong và ngoài nhà, sàn nhà bằng bê tông, công nhân xây dựng sẽ có thể sử dụng các loại vật liệu chống thấm chủ yếu là sơn chống thấm 2 thành phần Maxbond 1211 (xi măng + gốc polymer). Ngoài ra còn có các loại vật liệu khác như Hawa CT-04 cho tường ngoài nhà, Greenseal GS200 cho tầng hầm, xi măng chống thấm Sotin trong xây trát tường ngoài nhà, sơn chống thấm Sotin CT-04 chống thấm tường ngoài nhà, SurfaPaint Thermodry Exterior là sơn chống thấm cách nhiệt cho tường gốc Acrylic, lớp phủ Polyurea nguội siêu bền...
Quy trình chống thấm
Quy trình chống thấm phải trải qua nhiều công đoạn
Đây là yếu tố quyết định của việc chống thấm cho công trình, quy trình cụ thể cần lưu ý như sau:
Đối với các khu vực nhà vệ sinh, sàn mái, sân thượng
- Kicker khu vực mái, phải đổ liền khối với sàn.
- Chân tường khu nhà vệ sinh: phải taluy, bo góc, gia cố…
- Ống thoát: dù vật liệu chống thấm có tốt mấy thì phải gia cố ống trước khi chống thấm (quy trinh mọi người cũng đã biết).
- Chân tường khu nhà vệ sinh: phải taluy, bo góc, gia cố…
Đối với những khu vực chịu tiếp xúc liên tục với nước như bể chứa nước, việc chống thấm cần được theo sát thật kỹ và thực hiện đúng các yêu cầu:
- Kiểm tra nước kết cấu trước khi chống thấm. Mục đích phát hiện trước các vị trí yếu kém, bê tông rỗ,… Sau đó tiến hành gia cố theo phương pháp thích hợp. Nếu nứt thì bơm epoxy, betong rỗ thì đục vệ sinh fill grout…
- Chọn loại vật liệu phải tương thích với lớp hoàn thiện bể, thân thiện với nguồn nước tránh ảnh hưởng về sau
- Tuy nhiên đối mới những bể chứa ở khu công nghiệp có thể tích lớn, cột nước cao, áp lực lên thành bể lớn nên khó tránh khỏi rủi ro thấm nước sau thời gian dài. Như vậy việc kiểm tra, gia cố, sửa chữa cần được thực hiện thường xuyên.
Trên đây là những yếu tố quan trọng trong việc thực hiện chống thấm nước cho công trình xây dựng. Nếu bạn có nhu cầu xử lý các sự cố về thấm dột vui lòng liên hệ với công ty Nhuật Phát tại trang web https://chongthamnhuanphat.com/. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng.
Tin liên quan
- Tác Hại Của Thấm Dột Vào Mùa Đông Và Giải Pháp Từ Dịch Vụ Chống Thấm Nhuận Phát25/11/2024 15:56:54
- Dịch Vụ Chống Thấm Nhuận Phát – Giải Pháp Bảo Vệ Toàn Diện Cho Ngôi Nhà Của Bạn Mô tả meta:14/11/2024 15:29:23
- Nguyên tắc của việc chống thấm cần tuân thủ điều gì11/04/2020 14:18:41
- Chống thấm dột dân dụng30/09/2019 09:49:25
- Dịch vụ chống thấm giá tốt nhất tại quận Thanh Xuân25/09/2019 13:52:57