Chống thấm khe tiếp giáp

Hiện nay kinh tế phát triển, đất chật người đông, nhất là ở những khu đô thị lớn nên nhà cửa, công trình xây dựng ngày càng mọc lên san sát nhau. Vì thế, có rất nhiều khe hở tiếp giáp giữa những ngôi nhà vừa mới xây xong, tường đã trát với các công trình cũ đã được hoàn thiện trước đó được hình thành. Vị trí khe tiếp giáp này là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng thấm dột nước, tại sao vậy?

Nguyên nhân và hậu quả thấm dột nước tại khe tiếp giáp

 

khe-tiep-giap-giua-2-nha-la-noi-rat-de-bi-tham-dot-nuoc1

Khe tiếp giáp giữa 2 nhà là nơi rất dễ bị thấm dột nước

1. Nguyên nhân gây thấm

Do không cùng thi công trong một khoảng thời gian, lại xây sát nhau hoặc xây dựng không đạt tiêu chuẩn nên tạo ra khe giữa 2 ngôi nhà, dẫn đến những vấn đề bất cập như:

  • Những nhà xây sau không thể trát được khe tường tiếp giáp, không lắp đặt được máng thoát nước.
    Sự co lún không đồng đều làm ảnh hưởng đến kết cấu móng của công trình, làm mất liên kết giữa 2 tường dẫn đến rạn nứt.
  • Vật liệu thi công khác nhau, sự giãn nở cũng khác nhau nên việc xuất hiện những khe nứt.

Đây chính là những nguyên nhân chính khiến 2 bức tường tách rời nhau và gây thấm dột khe tiếp giáp. Bởi theo nguyên tắc, khi trời mưa nước sẽ len lỏi chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp và chui vào những kẽ hở giữa 2 nhà. Đầu tiên, nó sẽ thấm vào nhà mới xây vì không được trát vữa xi măng bảo vệ, sau đó đi hướng xuống đất. Trong quá trình này, nếu tường của ngôi nhà đã xây trước bị phong hóa, có khe nứt thì cũng sẽ bị thấm.

2. Hậu quả nếu khe tiếp giáp bị thấm dột

 

hau-qua-khi-khe-tiep-giap-bi-tham-dot1

Hậu quả khi khe tiếp giáp bị thấm dột

Khi khe tiếp giáp đọng nước, gây hiện tượng thấm dột sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho các ngôi nhà, công trình xây dựng, thậm chí là cả sức khỏe và sự an toàn của con người:

  • Làm giảm chất lượng công trình, kết cấu tường bị suy giảm và phân rã, không còn sự vững chắc, bền bỉ. Vì vậy tuổi thọ và giá trị của ngôi nhà cũng bị giảm đi rất nhiều.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: tường ẩm mốc, ố vàng, lâu ngày có thể làm lớp sơn bị phồng rộp, bong tróc.
  • Vi khuẩn phát triển từ nấm mốc có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, da liễu.
  • Tường thấm dột, không khí trong nhà ẩm ướt cũng khiến các đồ dùng, vật dụng bị ảnh hưởng, nhất là như đồ gỗ, đồ điện tử khi được treo tường hoặc đặt sát tường.

Xử lý chống thấm cho khe hở tiếp giáp

Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của 2 ngôi nhà nói chung và khe tiếp giáp nói riêng mà lựa chọn phương pháp chống thấm từ đơn giản mà hiệu quả, cho đến cách phức tạp nhưng bền vững dài lâu.

1. Chống thấm khe tiếp giáp bằng mái tôn đơn giản

 

chong-tham-khe-tiep-giap-bang-mai-ton1

Chống thấm khe tiếp giáp bằng mái tôn

Sử dụng cách này cho các trường hợp nhà 2 bên cao bằng nhau hoặc chênh lệch nhau không quá nhiều (5-10cm).

Với những khe hở rộng, dùng tôn kẽm hoặc tôn nhựa, tạo hình thành chóp mái bao phủ hết 2 khe nhà và chảy sang 2 sân thượng để nước thoát ra bên ngoài, không cho lọt xuống khe tiếp giáp. Để tránh trường hợp nước bị trôi ngược lại, tốt nhất là giữa khe 2 nhà nên được xây dựng bờ tường để ngăn nước.

Ưu điểm của phương pháp này là thi công đơn giản, không phải đục đẽo nên tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là độ bền không cao, không duy trì được lâu.

2. Chống thấm bằng các loại keo

Phương pháp này thường được áp dụng cho những khe nứt rạn nhỏ, hình dạng như chân chim và chạy thành rãnh, không dùng được nếu khe tiếp giáp lớn. Những loại keo được sử dụng chống thấm thường có gốc silicon hoặc là keo tạo màng gốc polymer, acrylic có tính đàn hồi cao, khả năng chịu nước và chịu nhiệt tốt.

Cách thực hiện là bơm phủ keo trực tiếp để bít và hàn lại những vết nứt trên tường, tạo liên kết bền vững và ngăn chặn thấm nước triệt để.

3. Sử dụng màng khò dán gốc bitum

 

chong-tham-khe-tiep-giap-bang-mang-kho-bitum1

Chống thấm khe tiếp giáp bằng màng khò bitum

Màng khò dán gốc bitum, có sợi polyester gia cường lực nén và lực kéo là vật liệu không còn quá xa lạ trong các dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp. Những tường nhà cách nhau trong khoảng từ 1-7cm thì nên sử dụng biện pháp chống thấm này.

Trước hết phải vệ sinh bề mặt để việc chống thấm đạt hiệu quả cao:

  • Nếu là tường cao bằng nhau, bạn cần cạo sạch những phần liên kết đã bị ăn mòn, suy yếu như vữa, bụi bẩn trên 2 nền sân thượng.
  • Nếu là khe tường có cao thấp thì cạo sạch trần nhà thấp rồi cạo đến cốt tường nhà cao.

Sau khi đã làm sạch, dùng khò nóng thổi thật khô những điểm vừa cạo để đảm bảo không còn ẩm ướt hay đọng nước bên trong. Sau đó phủ lớp màng chống thấm gốc bitum lên vị trí tường cần xử lý, thổi đèn khò vào cho màng chảy ra và bám chắc vào tường là xong.

Lưu ý trong quy trình chống thấm bằng màng khò nóng bitum, để việc thi công được đảm bảo an toàn nhất nên khò rộng khoảng từ 20-40cm.

Dịch vụ chống thấm khe tiếp giáp uy tín

 

toa-nha-nao-cung-rat-can-duoc-chong-tham-bao-ve

Chống thấm Nhuận Phát uy tín và chuyên nghiệp

Nỗi băn khoăn làm thế nào để chống thấm tường nhà liền kề triệt để nhất, đặc biệt là với mật độ nhà ở tại các thành phố lớn ngày càng dày đặc đã có giải đáp. Các gia chủ sẽ không còn phải lo lắng nữa, vì khe tiếp giáp sẽ được chống thấm ngay trong quá trình xây dựng nhà cửa. Mặc dù việc thi công không hề đơn giản và thường chỉ có hiệu quả trong vòng 2-3 năm nhưng sau đó khe lún giữa 2 nhà đã ổn định, việc chống thấm sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả cũng sẽ được nâng tầm.

Để khe tiếp giáp được chống thấm lâu bền nhất, giá cả hợp lý nhất, dịch vụ nhanh chóng và uy tín, hãy gọi đến hotline 0913382062 của chống thấm Nhuận Phát để được tư vấn. Mọi vấn về thấm dột, ý kiến của khách hàng sẽ được chúng tôi lắng nghe, tiếp nhận và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho mỗi gia đình.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHUẬN PHÁT

Địa chỉ văn phòng: 160 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0986 796 586 - 0913 219 982

Hotline: 091 338 2062

Office: 024 3511 4766

Email: thuynt@nhuanphat.com.vn

 

 

Dịch vụ liên quan