Chống thấm dột mái

Khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thay đổi thất thường chính là tác nhân gây hại từ bên ngoài khiến cho nhiều ngôi nhà bị xuống cấp, đặc biệt là vị trí mái nhà.

Nguyên nhân và hậu quả khi mái nhà bị thấm dột

1. Tại sao mái nhà bị xảy ra tình trạng thấm dột?

 

mai-nha-la-vi-tri-de-bi-tham-dot-nhat

Mái nhà là vị trí dễ bị thấm dột nhất

Việc nắm bắt được nguồn cơn của tình trạng thấm dột sẽ giúp bạn có thể xử lý triệt để tận gốc, tránh bị lặp lại làm ảnh hưởng tới chất lượng của ngôi nhà.

  • Mái nhà chưa được tiến hành thi công chống thấm đàn hồi, khả năng co giãn kém gây ra nứt nẻ hoặc đã chống thấm nhưng không đúng cách.
  • Phương án chống thấm được sử dụng không phù hợp với vị trí mái nhà, chất chống thấm không đảm bảo chất lượng.
  • Vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng, kết cấu lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc mác bê tông kém chất lượng dẫn đến rạn nứt mái nhà.
  • Hệ thống thoát nước kém khiến sân thượng bị đọng nước…

2. Mái nhà thấm dột dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Nếu không được xử lý kịp thời và có các biện pháp bảo vệ lâu dài, từ mái sẽ dẫn đến phá hủy kết cấu bê tông chung, gây ra nhiều hiện tượng như thấm dột, ố mốc, rạn nứt tường và sàn… Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt cũng như sự an toàn của con người mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Xử lý chống thấm dột mái nhà hiệu quả và tiết kiệm

 

uploads/tin-tuc/

Mỗi mái nhà có một phương án thi công chống thấm phù hợp

1. Biện pháp cho từng ngôi nhà

Lựa chọn được đúng phương pháp, đúng vật liệu chống thấm phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian thi công, giảm thiểu chi phí tối đa có thể mà vẫn đảm bảo chất lượng.

  • Với nhà mái ngói: sử dụng hỗn hợp bao gồm xi măng, cát, phụ gia chống thấm trét một lớp dày lên bề mặt bị thấm dột.
  • Với nhà mái tôn: vít chặt đinh và kết hợp sơn lên chỗ đinh vít đó lớp sơn chống thấm để nâng cao hiệu quả chống thấm dột mái nhà.
  • Đối với nhà mái bằng: dùng sơn chống thấm để sơn những chỗ trần nhà bị dột.

2. Các yếu tố cần lưu ý khi chống thấm dột mái

Để thu lại kết quả tốt nhất từ việc chống thấm dột mái cho ngôi nhà, trong quá trình thi công nên lưu ý những điều sau:

  • Kỹ thuật đảm bảo tối ưu: đầy đủ các bước cần thiết, chú trọng tới những khâu quan trọng.
  • Vật liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, phù hợp với khu vực thi công.
  • Lựa chọn thời điểm thi công thích hợp: thời tiết khô ráo, không nắng gắt, không mưa rào.

Lựa chọn vật liệu chống thấm cho mái bê tông

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng để xử chống thấm cho nhà ở, công trình xây dựng như chống thấm 2 thành phần gốc xi măng, màng chống thấm dạng lỏng, bitum, acrylic, nhựa đường… Tuy nhiên, riêng đối với vị trí mái nhà thì có 4 loại vật liệu chống thấm được ưa chuộng nhất dưới đây.

1. Keo chống thấm chuyên dụng

Loại keo được sử dụng nhiều nhất là TX - 911, cấu tạo từ PU và Bitum, được bơm trực tiếp vào vết nứt để trám bít kín sau đó mới cần dùng đến vật liệu chống thấm toàn diện.

Nhờ khả năng đàn hồi cao và độ bền bỉ cao, loại keo này có thể giãn nở thích hợp theo tác động của thời tiết, bảo vệ mái không bị thấm dột trong thời gian dài.

2. Chống thấm bằng nhựa đường

 

chong-tham-bang-nhua-duong-do-ben-cao1

Chống thấm bằng nhựa đường độ bền cao

Vật liệu được đun nóng chảy này có khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt, tạo ra lớp màng có kết cấu dày dặn giúp ngăn chặn nước một cách triệt để.

Ngoài ra, nhờ tính đàn hồi ưu việt, nhựa đường hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thi công của nhiều vị trí, công trình, đặc biệt là khu vực mái nhà. Tuổi thọ của lớp nhựa đường này có thể kéo dài lên đến hàng chục năm

Chính vì những lý do kể trên, với những công trình bị thấm dột nghiêm trọng thì nhựa đường chính là gợi ý đáng cân nhắc nhất. Sau khi dùng keo bít vết nứt, chỉ cần quét nhựa đường lên là bạn đã có thể an tâm về mái nhà của mình.

3. Flinkote chống thấm

Không ít giải pháp chống thấm cho mái nhà bê tông đã coi Flinkote như là chìa khóa cho việc thi công. Bởi nó là chất liệu được sử dụng trực tiếp, không cần pha trộn với nguyên liệu khác, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Đồng thời, hiệu quả chống thấm của vật liệu này đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới nên người dùng hoàn toàn yên tâm.

4. Sika chống thấm

Tương tự như nhựa đường, Flinkote, Sika cũng là một trong những chất liệu phổ biến nhất được chọn để phủ lên mái nhà sau khi đã trám các vết nứt nẻ.

Đặc điểm của vật liệu này là hóa chất dạng lỏng, khả năng thẩm thấu tốt nên việc thi công khá dễ dàng. Lớp màng ngăn nước vượt trội này sẽ giúp chống thấm toàn diện cho ngôi nhà với độ bền hàng chục năm.

 

Dịch vụ liên quan