Lựa chọn vật liệu chống thấm dột phù hợp cho từng hạng mục
Dịch vụ chống thấm dột tốt là phải kết hợp được rất nhiều yếu tố. Từ việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, chọn phương pháp thi công phù hợp cho đến đội ngũ nhân công tay nghề cao. Và một trong những yếu tố cũng rất quan trọng, không thể bỏ qua đó là lựa chọn vật liệu thích hợp.
Vật liệu chống thấm là gì?
Sơn chống thấm là một trong những loại vật liệu chống thấm cơ bản
Là những vật liệu có khả năng ngăn chặn nước dạng lỏng, không cho chúng thâm nhập xuyên qua hoặc tràn vào bất kỳ vật dụng nào ở các công trình xây dựng.
Để bảo vệ các công trình khỏi bị ngấm nước hay thấm nước mưa, người ta thường dùng các vật liệu cơ bản như:
- Màng, lớp phủ hoặc tấm lợp làm từ chất bitum và nhựa PVC che phủ trên bề mặt của công trình.
- Sơn chống thấm để quét trực tiếp lên tường, lên những bề mặt bên ngoài có tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước. Bên cạnh tác dụng chính là chống thấm, sơn chống thấm còn đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cho công trình.
- Hóa chất chống thấm dạng lỏng, xử lí các sự cố thấm do sai hỏng kết cấu như nứt vỡ chân tường, cổ ống, cổ trần, nứt tường, nứt móng…
Lựa chọn vật liệu phù hợp cho từng vị trí chống thấm dột
Không chỉ nâng cao hiệu quả chống thấm, rút ngắn thời gian thi công, việc chọn vật liệu phù hợp còn giúp tiết kiệm chi phí.
1. Chống thấm nhà vệ sinh
Cấu tạo đặc thù của nhà tắm, nhà vệ sinh là những đường ống dẫn thoát nước chằng chịt ở sàn và tường. Rất nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày phải dùng đến nước. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi khu vực này thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ, ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn.
Theo kinh nghiệm của Nhuận Phát - công ty chống thấm uy tín nhiều năm liền tại Hà Nội thì có 2 phương án để xử lý triệt để vấn đề này.
- Dùng màng tự dính như Lemax, Autotak Italia, Larix hay Bitustick
- Dùng màng khò nóng chống thấm
Nhờ hiệu quả ngăn nước gần như tuyệt đối, 2 vật liệu trên là lựa chọn hàng đầu cho những vị trí có nguy cơ thấm dột nghiêm trọng như nhà vệ sinh.
2. Xử lý chống thấm tường
Xử lý chống thấm tường triệt để bảo vệ ngôi nhà
Bong tróc, rêu mốc là những dấu hiệu thấm dột khi lớp sơn bảo vệ bên ngoài bị xuống cấp. Hoặc tượng bị rạn nứt, lâu ngày nước mưa và hơi ẩm cũng sẽ theo các vết nứt nhỏ thẩm thấu vào trong tường.
Mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chống thấm, nhưng không phải loại nào cũng có thể dùng để chống thấm tường nhà. Vật liệu chống thấm cho khu vực này có thể chia thành 2 loại:
- Chống thấm tường trong: nên sơn lót chống kiềm trước, sau đó sơn phủ. Tốt nhất là dùng sơn của các hãng để tránh hàng nhái, hàng giả. Ví dụ như Jymec, Kova, Dulux, Expo, Jotun, Mykolor, Nippon… Và thay vì sử dụng bột bả trong nhà thì tốt nhất là nên mài nhẵn vị trí tường cần chống thấm để sơn được bám dính tốt nhất.
- Chống thấm tường ngoài: nên sơn một lớp sơn đàn hồi gốc Acrylic, sau đó lăn sơn chống thấm trộn xi măng. Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm chống thấm ngược INTOC-04 (chất vô cơ gốc xi măng) tạo nên lớp hồ dầu chống thấm. Hợp chất này sẽ kết dính với vật liệu thành một khối đồng nhất có tính năng kháng nước cực tốt.
3. Chống thấm dột sân thượng
Sân thượng được các gia đình sử dụng với các mục đích khác nhau. Do đó, việc chống thấm cũng cần phải được tính toán, cân nhắc giải pháp thi công cho phù hợp.
Quá trình xử lý ngăn nước ở khu vực này đòi hỏi biện pháp khắt khe hơn bình thường. Bởi hóa chất hoặc sơn chống thấm thì chỉ vài năm là phải chống thấm lại. Vì bê tông trên mái rất dễ rạn nứt, đặc biệt là hiện tượng gãy mái, rất phổ biến.
Và vật liệu được đánh giá phù hợp nhất là nhựa đường. Ưu điểm của vật liệu này là dễ đun nóng chảy, khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để.
Phương pháp dán màng khò nóng cũng là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sàn mái bê tông nhờ độ đàn hồi, co giãn và chịu nhiệt tốt.
4. Chống thấm tầng hầm
Bản chất của việc này là chống nước từ dưới nền lên trên và ngầm từ ngoài tường vào trong, từ mọi hướng trong tầng hầm. Để hoạt động chống thấm đạt hiệu quả cần xác định rõ từng hạng mục ( sàn bê tông, tường hầm, phân đoạn đổ bê tông tiếp giáp giữa tường và nền hay tại các ống xuyên tường) và lựa chọn giải pháp chống thấm tối ưu. Kết hợp với vật liệu chống thấm phù hợp, hoạt động chống thấm mới đảm bảo đạt hiệu quả mong muốn.
Nếu chống thấm thuận cho khu vực tầng hầm thì nên sử dụng các phương pháp hữu hiệu sau:
- Sử dụng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh.
- Sử dụng màng chống thấm tự dính.
- Sử dụng sản phẩm dạng quét.
- Sử dụng hóa chất
Trong nhiều trường hợp cũng có thể ứng dụng phương pháp chống thấm ngược cho tầng hầm. Tuy nhiên, áp lực nước tác dụng lên mặt trong (phần liên kết với bề mặt của hạng mục) của lớp phủ chống thấm cao, lớp chống thấm có xu hướng tách khỏi bề mặt. Vậy nên nó cần vật liệu có tính bám dính cao, liên kết vững chắc với các vật liệu khác, đàn hồi tốt, chịu được áp suất nước.
Dù lựa chọn thi công theo phương pháp nào. Thì việc chống thấm cũng cần kèm theo kiến thức và kinh nghiệm của nhà thầu. Để đảm bảo quá trình lựa chọn vật liệu và thi công đạt kết quả như mong muốn.
Tin liên quan
- Giải pháp chống thấm dột tại quận Hà Đông03/02/2020 17:10:00
- Dịch vụ chống thấm ngược cho tường nhà16/01/2020 21:37:38
- Chống thấm dột sân thượng triệt để13/01/2020 22:25:26
- Dịch vụ chống thấm dột triệt để cho nhà chung cư04/01/2020 22:43:02
- Dịch vụ chống thấm tường giá rẻ tại Hà Nội31/12/2019 15:07:46