Chống thấm nhà vệ sinh

Trong số các hạng mục cần được chống thấm của nhà ở, các công trình xây dựng thì không thể không kể đến khu vực nhà vệ sinh. Bởi đây là nơi có tần suất sử dụng cao, tiếp xúc trực tiếp với nước thường xuyên nên môi trường ẩm thấp, dễ ứ đọng nước gây ra tình trạng thấm.

Các vị trí dễ gây thấm nhà vệ sinh

 

hop-ky-thuat-va-co-ong-xuyen-san-la-nhung-vi-tri-rat-de-tham

Hộp kỹ thuật và cổ ống xuyên sàn là những nơi dễ thấm 

1. Hộp kỹ thuật

Là nơi để chứa các ống nước và thường được đặt trong nhà vệ sinh của các gia đình, hộp kỹ thuật là nơi rất dễ bị rò rỉ nước. Đặc biệt, nếu được sử dụng những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng hoặc quá trình thi công không thực hiện theo đúng quy trình, từ vị trí hộp kỹ thuật có thể gây ra tình trạng thấm nước lên tường, nhà vệ sinh…

Nếu hộp kỹ thuật bị thấm nước thì việc xử lý chống thấm là rất khó khăn vì phải tháo dỡ các thiết bị, đục nền thì mới có thể thực hiện được. Do vậy, để hạn chế vi khuẩn lây lan, ảnh hưởng sức khỏe các thành viên trong gia đình, bảo vệ kết cấu của ngôi nhà nói chung và khu vực nhà vệ sinh nói riêng thì cần thực hiện chống thấm hộp kỹ thuật ngay từ đầu.

2. Cổ ống đi xuyên sàn

Đây là hạng mục đặc biệt với đường ống thường được làm từ nhựa PVC, có thể có hoặc không chứa nước, được thiết kế xuyên qua lớp bê tông để thực hiện một vai trò gì đó. Chính vì sự khác biệt về vật liệu giữa các lớp tiếp xúc nhau nên việc cổ ống bị hở là điều không thể tránh khỏi, tạo điều kiện thuận lợi cho nước thấm qua.

Rất nhiều vị trí trong nhà vệ sinh có ống xuyên sàn như hộp kỹ thuật, đường ống cấp nước, đường ống chứa nước thải… Tất cả những nơi này đều có độ ẩm cao và thường xuyên tiếp xúc với nước nên khả năng thấm là rất cao.

3. Vị trí tiếp giáp giữa tường và sàn

 

chan-tuong-cung-la-vi-tri-thuong-xuyen-xay-ra-tinh-trang-tham-nuoc1

Chân tường cũng là vị trí thường xuyên xảy ra tình trạng thấm nước

Chân tường là nơi tiếp giáp với sàn nhà, nền nhà nên rất dễ bị thấm nước và nấm mốc do những nguyên nhân sau:

  • Trong quá trình xây dựng, không sử dụng đủ vữa, xi măng cho phần chân tường gây ra những lỗ hổng.
  • Do hồ dầu, vữa xi măng hấp thụ nhiều nước, hơi ẩm nên một phần nước sẽ theo mạch lan lên trên tường, phần còn lại đọng dưới chân tường và gây ra hiện tượng thấm nước, ẩm mốc.

4. Sàn bê tông nhà vệ sinh khi bị nứt

Với đặc điểm thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất tẩy rửa, sàn bê tông nhà vệ sinh rất dễ bị nứt. Cộng với kết cấu bị lún do vật liệu thi công không đạt tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém khiến tình trạng rạn nứt càng trở nên nghiêm trọng. Khi đó nước sẽ thẩm thấu qua các vết nứt, mạch gạch và tích tụ lại đọng dưới sàn bê tông nhà vệ sinh gây thấm.

Vì sao nhà vệ sinh cần phải được chống thấm?

 

nha-ve-sinh-kho-rao-sach-se-mang-lai-cam-giac-thoai-mai-cho-nguoi-dung

Nhà vệ sinh khô ráo sạch sẽ mang lại sự thoải mái cho người dùng

Nhà vệ sinh là hạng mục không thể thiếu cho bất cứ công trình xây dựng nào. Và việc chống thấm cho nó có vai trò rất quan trọng, mang lại cuộc sống thoải mái và dễ chịu với không gian nhà vệ sinh luôn khô thoáng, sạch sẽ, không bị cảm giác ướt át, bẩn thỉu, bí bách và ngột ngạt.

  • Bảo vệ độ bền và đẹp cho mặt sàn nhà vệ sinh cũng như khu vực nhà vệ sinh và cả công trình nói chung không bị xuống cấp nhanh chóng. Cụ thể là hạn chế tối đa tình trạng nước ứ đọng, ngập úng trong thời gian dài làm tổn hại đến chất lượng bề mặt sàn và kết cấu công trình.
  • Đảm bảo sự an toàn và sức khỏe con người: rêu mốc xuất hiện làm giảm ma sát với bề mặt sàn, có thể gây nguy hiểm khi di chuyển trong nhà vệ sinh. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi có các loại vi khuẩn có hại phát triển, nhất là các bệnh da liễu và đường hô hấp… Vì vậy phải chống thấm nhà vệ sinh để tránh những mối nguy hiểm đó.

Một số biện pháp chống thấm nhà vệ sinh phổ biến

Hiện nay có rất nhiều cách được sử dụng để chống thấm cho khu vực nhà vệ sinh, trong đó không thể không kể đến những biện pháp phổ biến dưới đây.

1. Sử dụng màng khò nóng

Cách làm là dùng khí ga đốt cháy mặt tấm dán để tạo ra lớp màng bên trên bề mặt sàn, mục đích là ngăn chặn sự thẩm thấu của nước.

 

chong-tham-nha-ve-sinh-bang-mang-kho-nong1

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Tuy nhiên, kích thước màng có giới hạn, nhiều điểm giáp mí, chỉ phát huy tối đa tác dụng khi sử dụng ở những kết cấu nằm ngang nên không phù hợp cho hạng mục nhà vệ sinh. Không những thế, khí ga còn có thể gây cháy nổ, vừa nguy hiểm cho người thi công, vừa gây ô nhiễm môi trường nên cũng cần cân nhắc trước khi thi công.

2. Sử dụng màng tự dính

Ưu điểm của phương pháp này là dễ thi công, khả năng kết dính tuyệt hảo có thể lấp kín các vết nứt và tạo nên lớp phủ chất lượng cao, bền bỉ và linh hoạt.

Nhược điểm là đòi hỏi nhân viên thi công phải là người có chuyên môn kỹ thuật cao, bởi chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình thực hiện cũng có thể để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đó là nguy cơ gây thấm và bong tróc toàn bộ lớp màng, để xử lý lại mất khá nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, chi phí cũng là yếu tố cần cân nhắc khi dùng biện pháp chống thấm bằng màng tự dính vì nó khá tốn kém.

3. Sử dụng hóa chất chống thấm

 

cac-loai-vat-lieu-chong-tham-pho-bien-1

Hóa chất chống thấm mang lại hiệu quả cao

Có thể nói đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất, vì:

  • Phù hợp với hầu hết các vị trí thi công, ngay cả các bề mặt kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết.
  • Thi công dễ dàng, đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Giá cả phải chăng, hiệu quả cao.
  • Không gây ra tác hại cho môi trường cũng như sức khỏe của cả người thi công lẫn người sử dụng.

Sở dĩ chất chống thấm có thể làm được như vậy là vì nó được cấu tạo từ các gốc kỵ nước, khả năng phản ứng đóng rắn khi được kết hợp với xi măng rất cao và phân tán trong môi trường nước dễ dàng. Vì vậy, chất chống thấm dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong các mao quản bề mặt của lớp vữa, bê tông và đóng rắn chặt, bít hết các lỗ hổng lại tạo nên lớp chống thấm vững chắc, bền bỉ với thời gian.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh chuyên nghiệp

Bước 1. Chuẩn bị bề mặt thi công tốt nhất - yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng và độ bền vững cho lớp chống thấm: vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, tạo ma sát cho bề mặt, trát vá các vết nứt, tưới tạo ẩm…
Bước 2. Vệ sinh, chống thấm và bảo dưỡng cổ ống: có thể sử dụng hồ dầu trộn với xi măng, nước sạch và vữa rót gốc xi măng không co ngót SikaGrout 214-11.
Bước 3. Trát dốc vị trí giao nhau giữa chân tường bao và sàn bê tông bằng hỗn hợp vữa xi măng trộn cát vàng. Với trường hợp sàn nhà vệ sinh cần lấy cốt gạch thì không cần trát quá dốc, chỉ cần hơi dốc để lưới gia cố chân không bị gập là được.
Bước 4. Chống thấm toàn bộ sàn bằng cách quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng hỗn hợp hồ dầu, xi măng và nước.
Bước 5. Chống thấm bằng màng đàn hồi để ngăn tình trạng công trình bị lún, nứt.
Bước 6. 24h sau khi thi công thì tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h tiếp theo và nghiệm thu nếu đã đạt kết quả như mong đợi. Đừng quên láng thêm 1 lớp vữa để bảo vệ chống thấm sau khi nghiệm thu.

Với những kiến thức hữu ích được Nhuận Phát chia sẻ trên đây, hy vọng các khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về việc chống thấm nhà vệ sinh cho gia đình mình.

 

 

 

Dịch vụ liên quan