Chống thấm ngược

Rất nhiều người khi thi công nhà ở, công trình xây dựng đã nghe tới các dịch vụ chống thấm an toàn và hiệu quả, bảo vệ độ bền đẹp cho công trình. Trong đó không thể không kể đến chống thấm ngược - một trong hai phương pháp chống thấm phổ biến, được sử dụng nhiều nhất trên thực tế.

Chống thấm ngược là gì?

1. Khái niệm cơ bản về chống thấm ngược

 

chong-tham-nguoc-ngan-nuoc-nguoc-chieu-voi-nguon-gay-tham1

Chống thấm ngược ngăn nước ngược chiều với nguồn gây thấm

Là phương pháp thi công chống thấm ngược chiều với nguồn gây thấm, khác với chống thấm thuận là xử lý ngăn nước cùng chiều với hướng xâm nhập của nguồn gây thấm. Cụ thể là nó tạo ra một rào cản, ví dụ như các lớp màng chống thấm lên bề mặt bên trong. Tác dụng của lớp màng này là để chống lại độ ẩm tăng lên bên trong cấu trúc công trình, ngăn thẩm thấu mao dẫn nước…

2. Đặc điểm của chống thấm ngược

Do đối chiều với nguồn gây thấm nên áp lực nước tác dụng lên mặt sau của lớp chống thấm luôn có xu hướng bóc, tách lớp lớp màng này ra để xâm nhập vào.
Trong các trường hợp đặc biệt, chống thấm ngược có tác dụng ngăn nước ngay tức thì.

Vì vậy, để có thể tiến hành thi công biện pháp chống thấm ngược đem lại hiệu quả như mong muốn thì đòi hỏi phải có được 2 yếu tố cốt lõi:

  • Thợ thi công dày dặn kinh nghiệm, kỹ thuật xử lý điêu luyện, thành thạo.
  • Sử dụng vật liệu có tính bám dính cao, có khả năng thẩm thấu vào thân bê tông và liên kết với các loại vật liệu khác vững chắc. Bên cạnh đó, các loại vật liệu này còn phải có độ đàn hồi tốt, có thể chịu được áp suất nước.

Nguyên nhân gây thấm ngược và những vị trí thường xảy ra thấm

 

co-rat-nhieu-vi-tri-can-duoc-chong-tham-nguoc

Có rất nhiều vị trí cần được chống thấm ngược

1. Lý do gây ra tình trạng thấm ngược

Độ ẩm từ mặt đất cao, độ thấm ẩm tăng lên trên tường và thông qua các mao dẫn trong kết cấu của bê tông hoặc tường gạch, dẫn đến sự ẩm ướt trên tường và sàn nhà.
Do khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thay đổi thất thường gây mưa lớn làm nước mưa đọng ở gần chân tường và thấm ngược vào. Hoặc nước mưa hắt vào tường bên ngoài cũng làm tường ẩm ướt.
Ngưng tụ hơi ẩm trong không khí làm lắng đọng nước ở các vị trí như tường nhà, trần nhà…

2. Vị trí thường xuyên bị thấm nước

Hầu hết tất cả các công trình xây dựng đều cần được thi công chống thấm ngược, từ công trình nhà ở, dân dụng, công cộng tới công trình công nghiệp… Trong đó, các hạng mục rất quan trọng phải kể đến như:

  • Nền móng, sàn, tầng hầm: đây là những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, độ ẩm cao.
  • Trần, mái nhà: chịu ảnh hưởng trực tiếp của các tác động từ khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thay đổi thất thường nên nguy cơ thấm dột ở các vị trí này rất cao.
  • Tường và chân tường nhà dễ xảy ra hiện tượng thấm ngược làm bong tróc sơn hoặc rạn nứt, nhất là những ngôi nhà cũ đã xuống cấp. Điều này không chỉ làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.
  • Bể nước thường được xây dựng từ gạch, xi măng, bê tông… nên không có khả năng chống thấm hoặc chống thấm rất kém. Do đó cần chống thấm ngược cho bể nước để tránh ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo an toàn chất lượng nước sinh hoạt, ăn uống cho các gia đình, từ đó bảo vệ sức khỏe con người.
  • Bể bơi: tần suất sử dụng nước rất nhiều và áp lực rất lớn từ lượng nước đó nên nguy cơ thấm rất cao. Nên kết hợp thi công chống thấm ngay từ khi xây mới, vì khi bể bơi đã được đưa vào hoạt động, với lượng nước và áp lực như vậy tình trạng nước rò rỉ, ngấm vào đất càng nhanh, việc xử lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Khi nào cần chống thấm ngược và thực hiện bằng cách nào?

 

chong-tham-nguoc-de-bao-ve-chat-luong-cong-trinh

Chống thấm ngược để bảo vệ chất lượng công trình

1. Dấu hiệu công trình cần phải được chống thấm ngược

Thông thường, chỉ khi nào không thể thực hiện thi công chống thấm thuận người ta mới cân nhắc tiến hành chống thấm ngược. Bởi ngay đến cả các chuyên gia đầu ngành cũng không dám chắc chắn đảm bảo về hiệu quả của nó mà yếu tố kỹ thuật của phương pháp này đòi hỏi rất khắt khe nên chỉ nên áp dụng cho các trường hợp cụ thể. Ví dụ :

  • Chống thấm ngược cho khu vực tầng hầm trong nhà cao tầng, trung tâm thương mại… để ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ mạch ngầm.
  • Xử lý chống thấm ngược chân tường để đảm bảo hiệu quả bền vững, triệt để cho vị trí chân tường nói riêng và cả toàn bộ công trình nói chung.
  • Với những bức tường ngoài trời không được trát, cần xử lý chống thấm ngược tường nhà phía trong để ngăn thấm nước.
  • Khe tiếp giáp giữa 2 ngôi nhà rất khó để tiến hành thi công chống thấm thuận nên biện pháp chống thấm ngược là tối ưu nhất.
  • Nguy cơ thấm nước ở các khu vực bể bơi, bể chứa nước ngầm mà nguồn gốc là từ các mạch nước bên ngoài rất cao nên cũng cần ngăn chặn.
  • Các trường hợp đã hoàn thiện phần công trình xây dựng bên ngoài mà không muốn mất thời gian, tốn kém chi phí phá dỡ và sửa chữa lại sau khi chống thấm xuôi thì nên chống thấm ngược.

2. Biện pháp thi công chống thấm ngược triệt để

 

chong-tham-nguoc-bang-mang-bitum-dan-hoi1

Chống thấm ngược bằng màng bitum đàn hồi

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để các đơn vị thi công chống thấm áp dụng xử lý chống thấm ngược hiệu quả cho các công trình là:

  • Sử dụng hóa chất chống thấm dạng lỏng, đàn hồi, gốc nhựa PE để quét lên bề mặt của vị trí cần chống thấm.
  • Sử dụng các vật liệu co giãn như: màng bitum đàn hồi cải tiến, tấm nhựa Polythene…
  • Sử dụng keo chống thấm tức thời để giảm áp và bịt kín các vết rạn nứt, rò rỉ gây thấm nước.
  • Sử dụng phụ gia hoặc xi măng đã được trộn chống thấm một hoặc 2 thành phần, có khả năng thẩm thấu nhanh để quét hoặc dùng máy tạo áp để phun lên bề mặt cần chống thấm.
  • Ngoài ra, vật liệu bán cứng như nhựa đường, mastic hoặc kết hợp giữa các lớp vật liệu khác nhau cũng mang lại hiệu quả tốt...

 

 

 

 

Dịch vụ liên quan